Khám phá cấu trúc phế nang - Kỳ quan thu nhỏ trong hệ hô hấp

Hít vào - thở ra, những nhịp thở tưởng chừng đơn giản lại ẩn chứa vô số điều kỳ diệu. Hệ hô hấp, với phế nang đóng vai trò trung tâm, là chìa khóa cho sự sống, giúp ta trao đổi oxy và carbon dioxide, duy trì sự sống cho mọi tế bào trong cơ thể. 

Bài viết này sẽ đưa bạn đến với hành trình khám phá phế nang - những "kỳ quan thu nhỏ" ẩn sâu trong lồng ngực, nơi diễn ra quá trình trao đổi khí. Hãy cùng tìm hiểu cấu tạo, chức năng quan trọng và những bí mật thú vị về phế nang, để hiểu rõ hơn về cơ quan hô hấp và trân trọng sức khỏe của chính mình.

cau-truc-phe-nang.jpgKhám phá cấu trúc phế nang

Phế nang là gì?

Phế nang, tiếng anh là alveolus, là đơn vị hô hấp nhỏ nhất trong phổi, có cấu tạo giống như những túi khí nhỏ nằm ở đầu những ống dẫn phế quản nhỏ nhất, xếp cạnh nhau trông giống những chùm nho. Phế quản có kích thước rất nhỏ, kích thước từ 0.1-0.2mm. Phổi người trưởng thành có khoảng 300 triệu phế nang, điều này giúp tổng bề mặt diện tích trao đổi khí của phổi có thể lên đến 200m2. 

Khi chúng ta hít vào, không khí tràn vào từ phế quản sẽ được đưa đến phế nang khiến nó phình to ra, ngược lại, khi thở ra, các phế nang xẹp lại và ép không khí ra ngoài. Quá trình này diễn ra liên tục và đều đặn theo từng nhịp thở để đảm bảo khả năng cung cấp khí cho các tế bào. Tuy nhiên, phế nang lại là một bộ phận dễ bị tổn thương và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hô hấp. 

phe-nang-la-gi.jpgPhế nang là gì?

Cấu tạo phế nang

Phế nang bao gồm 3 loại tế bào có tính chuyên biệt cao bao gồm:

  • Tế bào phế nang loại I: là những tế bào dẹt, thon dài giúp trao đổi khí
  • Tế bào phế nang loại II: Tế bào nhỏ, hình khối, có chức năng trao đổi chất và miễn dịch
  • Nguyên bào sợi phế nang: Tiết ra protein ngoại bào hỗ trợ cấu trúc phế nang

Những tế bào này phối hợp với nhau để thực hiện quá trình hô hấp một cách nhịp nhàng, đều đặn, với bất kỳ bất thường nào ảnh hưởng đến các tế bào, quá trình hô hấp đều bị ảnh hưởng

Tế bào phế nang loại I

Tế bào phế nang loại I (ATI) là tế bào cực kỳ mỏng bao phủ 95% phế nang nhưng chỉ chiếm 8% tổng số tế bào phổi. Hình dạng tế bào phẳng, phù hợp và thuận lợi trong việc trao đổi khí. Các tế bào phế nang loại I này có số lượng ty thể hạn chế vì thế chúng cực kỳ nhạy cảm và dễ tổn thương. Ngoài chức năng chính là việc trao đổi không khí, một số báo cáo nghiên cứu cho rằng tế bào ATI còn có vai trò duy trì cân bằng nội môi phổi nhưng điều này này chưa được xác minh rõ ràng.

Tế bào phế nang loại II

Tế bào phế nang loại II (ATII) chiếm khoảng 15% tổng số tế bào nhưng chỉ chiếm 5% diện tích bề mặt phế nang trong phổi người khỏe mạnh. ATII thực hiện nhiều nhiệm vụ để giữ cho phế nang hoạt động bình thường.

  • Tế bào ATII sản xuất, tiết ra và tái chế các thành phần lipit và protein của các chất hoạt động bề mặt phổi
  • ATII giúp không gian trong phế nang gần như không có dịch và vận chuyển natri qua các kênh Natri ở màng đỉnh tế bào.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, để đối phó với việc tế bào ATI bị tổn thương, các tế bào ATII tăng sản và chuyển hóa thành tế bào ATI để đảm bảo hoạt động hô hấp bình thường
  • ATII đóng góp phần không nhỏ trong quá trình miễn dịch do nó sản xuất cytokine (protein giúp chống lại viêm nhiễm, nhiễm trùng) vầ có ảnh hưởng nhất định đến các tế bào miễn dịch khác. Ngoài ra nó cũng tạo ra các kháng nguyên để chống lại virus xâm nhập vào đường thở, bảo vệ hệ hô hấp.

Nguyên bào sợi phế nang

Nguyên bào sợi kẽ hình trục chính, chiếm 30-40% số lượng tế bào trong phổi người trưởng thành bình thường và tạo thành khung ngoại bào (ECM) cho phế nang, giúp nâng đỡ và duy trì hình dạng phế nang. Các ECM còn tạo tường dẫn cho chất dinh dưỡng, nước hormone và chất thải di chuyển trong tế bào, là đường dẫn tín hiệu truyền đến tế bào, và tham gia vào quá trình giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và tổn thương.

Một số bệnh về phế nang thường gặp

Giãn phế nang

Giãn phế nang là tình trạng phế nang bị mất tính đàn hồi, giảm độ co giãn, thậm chí là không thể hòi phục khiến khả năng trao đổi khí bị suy yếu. Nguyên nhân hầu hết do bệnh lý nền ảnh hưởng như: viêm phế quản mạn tính, lao phổi, hen phế quản, COPD, bụi phổi vô cơ, lão suy,...

Giãn phế nang gây ho kéo dài, khó thở, chán ăn,.. các triệu chứng sẽ ngày càng trầm trọn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tình trạng sức khỏe người bệnh. Giãn phế nang không lây truyền nhưng các bệnh là nguyên nhân gây bệnh có thể lây truyền vì thế cần chú ý khi tiếp xúc với người bệnh khác. 

Gian-phe-nang.jpgBệnh giãn phế nang là gì?

Hội chứng ứ khí phế nang

Hội chứng ứ khí phế nang là tình trạng ứ đọng dịch trong các phế nang do nhiều nguyên nhân khác nhau như: suy tim, tăng áp suất tĩnh mạch phổi, viêm phổi, chấn thương phổi và sử dụng máy trợ thở trong thời gian dài. Hội chứng ứ khí phế nang gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như khó thở, ho, đau ngực, mệt mỏi, tăng nhịp tim và khiến da người bệnh xanh tím do thiếu oxy trong máu.

Nếu được điều trị kịp thời, hội chứng ứ khí phế nang có thể được chữa khỏi và bệnh nhân sẽ hồi phục hoàn toàn, ngược lại, bệnh nhân có nguy cơ suy hô hấp và tử vong

Bệnh tích protein phế nang

Bệnh tích protein phế nang là một bệnh lý hiếm gặp gây ra sự tích tụ protein và các chất khác bất thường trong các phế nang, làm cản trở quá trình trao đổi khí, làm bệnh nhân bị ho, khó thở,  mệt mỏi, đau ngực và khiến bệnh nhân trở lên xanh tím do thiếu oxy trong máu. Hiện chưa xác định được nguyên nhân chính gây bệnh nhưng các yếu tố tiềm ẩn bao gồm: bệnh tự miễn, nhiễm trùng, tiếp xúc với bức xạ, không khí ô nhiễm và hút thuốc lá. Nếu không được điều trị kịp thời, người mắc bệnh tích protein phế nang có thể bị suy hô hấp và dẫn đến tử vong.

Benh-tich-protein-phe-nang.jpgBệnh tích protein phế nang là gì? 

Hội chứng lấp đầy phế nang

Hội chứng lấp đầy phế nang là một tình trạng nghiêm trọng khi các phế nang bị lấp đầy bởi dịch, máu hoặc các chất khác khiến người bệnh không thể hô hấp, thiếu oxy và đe dọa đến tính mạng. Nguyên nhân gây bệnh có thể bao gồm: chấn thương phổi, viêm phổi, tăng áp suất tĩnh mạch phổi, nhiễm trùng, ung thư phổi và tác dụng phụ của một số thuốc ức chế miễn dịch. Với điều trị, nhiều người bị hội chứng lấp đầy phế nang có thể hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, một số người có thể bị tổn thương phổi vĩnh viễn và cần phải tiếp tục điều trị bằng oxy hoặc máy thở.

Phế nang, tuy chỉ là những túi khí nhỏ bé, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ hô hấp, là nơi diễn ra sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. Nhờ cấu trúc đặc biệt và quá trình hô hấp diễn ra liên tục, phế nang đảm bảo cung cấp oxy cho các tế bào trong cơ thể hoạt động và thải carbon dioxide ra ngoài. Việc hiểu rõ cấu trúc và chức năng của phế nang giúp chúng ta có ý thức bảo vệ sức khỏe hô hấp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hãy trân trọng và gìn giữ "kỳ quan thu nhỏ" trong cơ thể mỗi người bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh, tránh xa các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, để phế nang luôn thực hiện tốt chức năng của mình, góp phần mang lại một cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy sức sống.

Trên đây là một số chia sẻ của An Phế Thái Minh về phế nang, hy vọng những thông tin này là hữu ích đối với bạn. Cảm ơn bạn đã đón đọc, chúc các bạn khỏe mạnh.

Tài liệu tham khảo: 

Erica L. Herzog (2008), Knowns and Unknowns of the Alveolus, Proceedings of the American Thoracic Society, List of Issues, Volume 5, Issue 7

https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/gian-phe-nang-siter

Cập nhật lúc: 21/05/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...