Phổi tắc nghẽn mạn tính COPD

Đợt cấp COPD: Giải mã "cơn ác mộng" của người bệnh COPD

Có bao giờ bạn ho đến nghẹn thở, tức ngực đến tưởng chừng như tim mình vỡ tung? Đó chính là những trải nghiệm kinh hoàng mà người bệnh COPD phải đối mặt trong các đợt cấp COPD, một "cơn ác mộng" thực sự trong cuộc sống của họ. Hiểu rõ về nó là bước đầu tiên để chiến thắng "cơn ác mộng" này, cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích về đợt cấp, giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn hơn. Đợt cấp COPD là gì? COPD, viết tắt của Chronic Obstructive Pulmonary Disease, là một trong những bệnh lý phổi phổ biến và gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của hàng triệu người trên thế giới. Bệnh lý này gây ra tình trạng viêm nhiễm và tổn thương dần dần các đường thở, làm hạn chế lưu thông không khí và gây ra các triệu chứng như ho, khó thở và đờm. Đợt cấp COPD là giai đoạn bệnh trở nặng đột ngột, khiến các triệu chứng ho, đờm, khó thở tăng nặng, thậm chí đe dọa tính mạng. Nguy cơ của đợt cấp này thường cao khi bệnh nhân tiếp xúc với các tác nhân kích thích như khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, hoặc nhiễm trùng. Đây là biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.  Những người mắc COPD đều có nguy cơ gặp các đợt cấp, khi đợt cấp COPD xuất hiện, việc chăm sóc và xử lý kịp thời rất quan trọng. Bệnh nhân cần nghỉ ngơi đủ, uống đủ nước và tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh. Nếu tình trạng khó thở nghiêm trọng, cần tìm kiếm sự giúp đỡ y tế ngay lập tức. Dấu hiệu nhận biết đợt cấp COPD Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường xảy ra khi tình trạng bệnh tăng cường hoặc khi có các yếu tố kích thích bên ngoài gây ra cơn khó thở và tăng tắc nghẽn ống khí. Đợt cấp thường xuất hiện đột ngột và có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo bạn cần lưu ý: Ho: Ho tăng nặng, ho nhiều hơn bình thường, ho dai dẳng và có thể ho ra đờm vàng, xanh hoặc nâu. Dấu hiệu nhận biết đợt cấp COPD Khó thở: Khó thở khi gắng sức, thậm chí khó thở khi nghỉ ngơi, thở khò khè, thở rít. Tăng tiết đờm: Đờm nhiều hơn bình thường, đờm đặc, dính, khó khạc. Thay đổi màu sắc đờm: Đờm có màu vàng, xanh hoặc nâu, đây là dấu hiệu của nhiễm trùng. Tức ngực: Cảm giác tức ngực, nặng ngực, khó chịu. Tiếng rít khi thở: Tiếng rít khi thở, nghe rõ hơn khi thở ra. >>> Xem thêm:  Phổi tắc nghẽn mạn tính mùa nồm ẩm Nguyên nhân gây ra đợt cấp COPD Đợt cấp COPD là một trạng thái nguy hiểm và không dễ dàng xảy ra, thường là kết quả của việc tác động từ nhiều yếu tố khác nhau. Nguyên nhân chính thường bao gồm:  Nhiễm virus, vi khuẩn: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Một số virus, vi khuẩn có thể gây lên đợt cấp gồm: Picornaviruses, Coronavirus (Covid 19), Adenovirus, Staphylococcus Aureus,... Ô nhiễm môi trường: Tiếp xúc với khói bụi, khí độc hại có thể kích thích đường thở và làm trầm trọng thêm tình trạng COPD. Hút thuốc lá: Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến COPD và làm tăng nguy cơ đợt cấp. Tiếp xúc với khói bụi: Tiếp xúc với khói bếp, khói thuốc lá, bụi mịn PM2.5,... có thể làm kích thích đường thở và gây ra đợt cấp. Thay đổi thời tiết: Thay đổi nhiệt độ đột ngột, độ ẩm cao có thể ảnh hưởng đến đường thở và dẫn đến đợt cấp. Để phòng ngừa, bạn cần hạn chế các yếu tố nguy cơ trên. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là một số biến chứng đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường gặp: Suy hô hấp: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất có thể dẫn đến tử vong, các triệu chứng của suy hô hấp bao gồm: khó thở nặng, thở nhanh, tím tái, lơ mơ, mất ý thức. Biến chứng đợt câp COPD có thể xảy ra Viêm phổi: Đợt cấp COPD có thể gây ra viêm phổi hoặc làm trầm trọng hơn các trường hợp viêm phổi đã tồn tại trước đó. Viêm phổi có thể dẫn đến các triệu chứng như sốt cao, ho nhiều và khó thở đặc biệt là khi thực hiện các hoạt động thường ngày. Tăng áp lực động mạch phổi: Các bệnh nhân COPD thường có nguy cơ cao hơn về các vấn đề về tim mạch. Đợt cấp COPD có thể làm tăng huyết áp và làm giảm lưu lượng máu đến tim, dẫn đến tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Tràn khí màng phổi: Tràn khí màng phổi là tình trạng khí thoát ra khỏi phổi và vào khoang màng phổi do tắc nghẽn đường dẫn khí trong thời gian dài, bệnh nhân hít vào mà không thở ra được, các phế nang nở ra hình thành phế thũng. Các phế nang này lớn dần và vỡ vào khoang phổi gây tràn khí màng phổi. Tình trạng này có thể gây khó thở và thậm chí là suy hô hấp. Thiếu oxy trong máu: Khó thở trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể gây ra sự giảm đi lượng oxy được cung cấp đến các cơ quan và mô trong cơ thể. Điều này có thể gây ra các vấn đề về chức năng của não và tim, và trong trường hợp nghiêm trọng, có thể gây ra tử vong. Chẩn đoán đợt cấp COPD Chẩn đoán đợt cấp COPD là việc xác định xem bệnh nhân có đang trải qua đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD hay không. Việc chẩn đoán chính xác là rất quan trọng để điều trị kịp thời và hiệu quả, tránh biến chứng nguy hiểm. Khi gặp phải các đợt cấp, bệnh nhân sẽ có một số biểu hiện như: Khó thở tăng dần Khạc nhiều đờm hơn Màu sắc của đờm thay đổi Có thể gặp các triệu chứng toàn thân như sốt, đau tức ngực, ý thức hỗn loạn,... Chẩn đoán đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Bác sĩ cũng có thể dựa vào các dấu hiệu tăng nặng để chẩn đoán đợt cấp và đưa ra phương án điều trị. Các dấu hiệu lâm sàng dễ dàng nhận thấy bao gồm:  Hô hấp: Khó thở ngay cả lúc đang nghỉ ngơi, tím tái, SPO2 < 88%, chuyển động ngực bụng nghịch thường, nhịp thở nhiều hơn 25 lần/phút Tim mạch: Nhịp tim rối loạn, xanh tím, phù nề chân, tim đập nhanh hơn 100 lần/phút Rối loạn ý thức Nồng độ PaO2 trong máu nhỏ hơn 55 mmHg, PaCO2 lớn hơn 45 mmHg Người bệnh có tiền sử điều trị COPD bằng oxy dài hạn tại nhà, có bệnh nền đi kèm như tim mạch, người bệnh nghiện rượu hay tổn thương hệ thần kinh,... Dựa trên kết quả của các xét nghiệm và thông tin lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác về đợt cấp và lập kế hoạch điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Hướng dẫn xử trí đợt cấp COPD Khi gặp đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, điều quan trọng là bạn cần: Tìm kiếm sự trợ giúp y tế: Đi khám bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ: Sử dụng thuốc theo chỉ định, tái khám định kỳ và thực hiện các biện pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Nghỉ ngơi đầy đủ: Nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường để cơ thể phục hồi. Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp làm loãng đờm và dễ khạc ra ngoài. Sử dụng máy tạo độ ẩm: Máy tạo độ ẩm giúp làm ẩm không khí, giúp bạn dễ thở hơn. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ: Giảm thiểu bụi bẩn và các tác nhân gây kích ứng đường thở. Các cách điều trị đợt cấp COPD Việc điều trị kịp thời và hiệu quả là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Điều trị đợt cấp COPD thường nhằm vào việc giảm triệu chứng và cải thiện chức năng hô hấp của bệnh nhân. Mục tiêu điều trị  Đảm bảo cung cấp đủ oxy cho bệnh nhân Giảm tắc nghẽn đường thở Điều trị nguyên nhân gây lên đợt cấp Phòng ngừa biến chứng. Giúp người bệnh trở lại trạng thái bình thường trước khi đợt cấp xảy ra. >>> Có thể bạn quan tâm: Cây thuốc nam trị bệnh phổi tắc nghẽn Phương pháp điều trị đợt cấp COPD Điều trị đợt cấp COPD thường nhằm vào việc giảm triệu chứng và cải thiện chức năng hô hấp của bệnh nhân. Các phương pháp đi Liệu pháp thở oxy: Cung cấp oxy qua máy thở để giảm thiểu nguy cơ suy giảm oxy hóa máu và giảm triệu chứng khó thở. Liệu pháp oxy có thể được thực hiện tại bệnh viện hoặc tại nhà. Thuốc giãn phế quản: Giúp giãn cơ trơn đường thở, làm tăng đường kính phế quản, giúp dễ thở hơn. Phương pháp điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Thuốc kháng cholinergic: Giúp giảm tiết đờm, làm loãng đờm và dễ dàng khạc ra ngoài. Corticosteroid: Giúp giảm viêm đường thở, cải thiện chức năng phổi và giảm nguy cơ tái nhập viện. Kháng sinh: Được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, một nguyên nhân phổ biến gây ra đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Lưu ý: Việc sử dụng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ và tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng. Việc điều trị đợt cấp cần được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh cần theo dõi các triệu chứng của bệnh và tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Dự phòng đợt cấp COPD Để dự phòng đợt cấp và giữ cho tình trạng sức khỏe ổn định, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa là rất quan trọng. Vì thế, bệnh nhân mắc phổi tắc nghẽn mạn tính cần:  Tránh xa khói bụi và các tác nhân gây kích ứng đường thở. Tiêm vắc xin phòng ngừa cúm và phế cầu khuẩn. Tập thể dục thường xuyên. Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Việc điều trị đòi hỏi sự chăm sóc kỹ lưỡng và đồng hành chặt chẽ từ bác sĩ và nhân viên y tế. Bệnh nhân cũng cần tự quản lý tốt bệnh tình và tuân thủ chặt chẽ theo chỉ đạo của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả của điều trị và tránh biến chứng nghiêm trọng. Đợt cấp COPD là giai đoạn nguy hiểm của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hiểu biết về đợt cấp là vô cùng quan trọng để giảm nguy cơ biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.Trên đây là những thông tin mà An Phế Thái Minh muốn cung cấp đến cho bạn, mong rằng những thông tin này là hữu ích. Chúc bạn sức khỏe  

Mùa nồm ẩm - "kẻ thù" của bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính

Miền Bắc đang bước vào giai đoạn nồm ẩm, đây là thời điểm độ ẩm không khí tăng cao, sương mù bao phủ dày đặc. Kiểu thời tiết này chính là "kẻ thù" đáng gờm đối với những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bởi nó có thể làm tăng nặng các triệu chứng của bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Mách bạn mẹo dùng cây thuốc nam trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Sức mạnh kỳ diệu của nhiều loại cây thuốc nam trị bệnh phổi tắc nghẽn đã thu hút sự quan tâm vài nghiên cứu sâu rộng. Không chỉ là những nguồn tài nguyên tự nhiên, chúng còn được xem là nguồn cứu cánh trong việc giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn. Trên hết, chúng mở ra một triển vọng mới về cách tiếp cận điều trị bệnh lý này.

Phổi tắc nghẽn mãn tính COPD: Kẻ thù thầm lặng của hệ hô hấp

Theo thống kê của WHO, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD là nguyên nhân có tỷ lệ tử vong rất cao tuy không thể chữa khỏi hẳn nhưng nó có thể cải thiện tốt hơn nếu người bệnh được chăm sóc và điều trị đúng cách.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn gì để kiểm soát bệnh?

Bệnh phổi tắc nghẽn khi đến giai đoạn mạn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn, mà chỉ có thể kiểm soát bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Vậy, người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính – Khói thuốc lá và ô nhiễm môi trường

Trên con đường sức khỏe, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một thách thức lớn và nguy hiểm. Bài viết này của An Phế Thái Minh sẽ đưa bạn vào cuộc hành trình khám phá sự tác động đáng kể của khói thuốc lá và ô nhiễm môi trường đối với COPD, cùng những cách để bảo vệ hệ hô hấp của bạn. Cùng tìm hiểu nhé! Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính – khói thuốc lá, thuốc lào là yếu tố nguy cơ hàng đầu Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) gây ra hơn 3 triệu ca tử vong, tương ứng với khoảng 6% các ca tử vong toàn cầu vào năm 2012. Mặc dù nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng, khói thuốc lá và môi trường ô nhiễm được xác định là các căn nguyên hàng đầu gây ra COPD với ước tính 80-90% bệnh nhân COPD có nghiện thuốc lá, ngoài ra còn yếu tố nghề nghiệp khác (các công việc phải tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm môi trường nhiều).   Tại Việt Nam, thuốc lá và thuốc lào được sử dụng khá phổ biến ở nam giới. Bên cạnh đó, môi trường ngày càng ô nhiễm kết hợp với ảnh hưởng từ khói bụi, chất đốt nông nghiệp (đốt rơm rạ, đốt gỗ) ở các vùng quê, khói bụi từ các khu công nghiệp, khí thải giao thông ở thành phố cũng đóng góp phần rất lớn vào nguyên nhân gây ra các bệnh hô hấp mạn tính, trong đó nghiêm trọng nhất là COPD. Tùy thuộc vào tương tác giữa gen và yếu tố môi trường, 24-47% những người hút thuốc lá sẽ phát triển các vấn đề về tắc nghẽn đường hô hấp, chưa kể đến các nguy cơ khác liên quan đến phơi nhiễm khói thuốc lá (cả thụ động và chủ động) như ung thư phổi, các bệnh thần kinh và mạch máu, tăng nguy cơ mắc các loại bệnh ung thư khác.  Khói thuốc lá – chất độc hại trong môi trường cư trú Theo ước tính, khói thuốc lá gây ra khoảng 5,4 triệu ca tử vong mỗi năm trên thế giới, chiếm 10% nguyên nhân tử vong ở người trưởng thành, có đến 50% những người nghiện thuốc lá chết vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá.  Khói thuốc lá có chứa trên 7000 loại chất hóa học khác nhau và trong đó có nhiều chất được xếp vào nhóm chất gây ung thư (carcinogen) và các chất oxy hóa. Các nhóm chất hóa học điển hình trong thuốc lá như hdrocarbon thơm đa vòng, nitrosamines, các aldehyd, amin thơm (như nicotin),… đều gây hại cho sức khỏe. Không chỉ ảnh hưởng đến hệ hô hấp, các chất độc hại trong khói thuốc có thể đi vào tuần hoàn và theo dòng máu tác động đến nhiều cơ quan khác nhau. Cả những người hít phải khói thuốc thụ động cũng phải đối mặt với nguy cơ các bệnh ung thư và bệnh đường hô hấp tăng lên do khói thuốc lá. Theo CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh), khói thuốc lá ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành phổi ở trẻ em và có thể làm tăng nguy cơ mắc COPD khi trưởng thành.  Bụi mịn, chất đốt và môi trường ô nhiễm Bên cạnh khói thuốc lá, các yếu tố khách quan từ môi trường cũng là tác nhân gây hại cho đường hô hấp. Bụi mịn là các phân tử bụi lơ lửng trong khí quyển có kích thước đa dạng, thường có cỡ µm (1 µm=10-6 m). Chúng được viết tắt là PM (particulate matter) đi kèm số ám chỉ kích thước lớn nhất của loại bụi mịn với đơn vị là µm, ví dụ PM 0.1 hay PM 2.5. Bụi mịn có nguồn gốc đa dạng, từ khí thải của các phương tiện giao thông, khói đốt gỗ, rác, bụi từ các công trường xây dựng đến phấn hoa, chất thải côn trùng… Cơ quan đầu tiên chịu ảnh hưởng của bụi mịn là đường hô hấp, trong đó đối tượng nhạy cảm nhất là các bệnh nhân mang bệnh phổi mạn tính, như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD. Ô nhiễm môi trường vừa góp phần vào việc hình thành các bệnh phổi mạn tính, vừa đóng vai trò khởi phát các đợt cấp tính ở bệnh nhân COPD đang được điều trị ổn định, vừa là yếu tố làm nặng thêm bệnh.  Với vai trò trung tâm trong việc gây ra tổn thương mạn tính tiến triển ở đường hô hấp, giảm thiểu tác hại của ô nhiễm môi trường, tránh tiếp xúc với các tác nhân kích thích là một phần quan trọng trong chiến lược điều trị của bệnh nhân COPD, trong đó cai thuốc lá được xem là yếu tố có tác động lớn nhất đến tiến triển tự nhiên của bệnh.  Cai thuốc lá và COPD Cai thuốc là là liệu pháp đơn độc hiệu quả nhất và có chi phí thấp nhất ở bệnh nhân COPD. Những người cai thuốc lá có mức suy giảm chức năng phổi chậm hơn rõ rệt so với những người có cùng mức độ tổn thương nhưng vẫn tiếp tục hút thuốc. Không chỉ làm chậm tiến triển của quá trình phá hủy nhu mô phổi, ngừng thuốc lá còn giảm nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch xơ vữa, đột quỵ. Mặc dù được ghi nhận là biện pháp hữu hiệu nhất trong chiến lược kiểm soát bệnh COPD, tỷ lệ người bệnh thực hiện cai thuốc vẫn ở con số rất thấp.  Cai thuốc lá là một quá trình khó khăn và nhiều thử thách. Mỗi năm, chỉ có khoảng 2% người nghiện thuốc tự cai thành công. Tỷ lệ cai thuốc lá thành công tăng lên với sự trợ giúp của nhân viên y tế thông qua việc tư vấn, giáo dục sức khỏe. Ngoài ra, các thuốc hỗ trợ cai thuốc đều đang cho thấy hiệu quả tốt, liệu pháp hỗ trợ có thể nâng tỷ lệ cai nghiện thành công hằng năm lên đến 20-30%.  Các liệu pháp hỗ trợ cai thuốc: Điều trị thay thế nicotin: dạng miếng dán da, kẹo nhai, thuốc hít/ xịt mũi: cần điều trị kéo dài từ 8 tuần đến 6 tháng tùy thuộc vào dạng dùng. Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp của nhóm thay thế nicotin như kích ứng da, mất ngủ, đau miệng, rối loạn tiêu hóa,…. Điều trị không nicotin như bupropion, varenclin cần sử dụng khoảng 12 tuần đến 6 tháng. Các tác dụng không mong muốn có thể gặp bao gồm mất ngủ, khô miệng, buồn nôn,…  >>> Có thể bạn quan tâm: Tất tần tật về phổi tắc nghẽn mạn tính COPD Các triệu chứng thuộc hội chứng cai có lẽ là nguyên nhân dẫn đến thất bại nhiều nhất. Trong quá trình cai thuốc lá, người bệnh phải đối diện với nhiều triệu chứng khó chịu như thèm thuốc, tâm trạng lo lắng bồn chồn, chán nản, kém tập trung, cáu kỉnh; các triệu chứng liên quan đến giấc ngủ (mất ngủ, gián đoạn giấc ngủ), rối loạn tiêu hóa, tăng cân, ho, nhức đầu, ….  Các triệu chứng cai thuốc xuất hiện rất rầm rộ trong 3 ngày đầu cai thuốc, giảm dần sau khoảng 2-4 tuần ở hầu hết những người nghiện thuốc, tuy nhiên việc thèm thuốc có thể kéo dài nhiều tháng sau khi ngừng hút thuốc.  Các thuốc hỗ trợ giúp giảm các triệu chứng cai thuốc và làm tăng tỷ lệ cai nghiện thành công, để đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh nên sử dụng phối hợp các chế phẩm cai thuốc tác dụng kéo dài và tác dụng tức thời, chẳng hạn sử dụng kết hợp miếng dán da với dạng thuốc xịt.  

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...