Lá hen - Khắc tinh của bệnh phổi mạn tính

Lá hen, một loài thực vật từ lâu đã gắn liền với việc điều trị bệnh hen suyễn trong y học dân gian. Với khả năng tác động đến các bệnh phổi mãn tính, loài cây này đang thu hút nhiều sự quan tâm trong việc tìm kiếm giải pháp tự nhiên cho các vấn đề về hô hấp. Trong bài viết dưới đây của An Phế Thái Minh, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về sức mạnh và tác dụng của loài cây này đối với các bệnh phổi mạn tính.

Lá hen trong y học truyền thống

Cây Lá hen còn có tên gọi khác là Bồng bồng, Bàng biển, Nam tỳ bà, có tên khoa học là Calotropis gigantea, thuộc họ Trúc đào Apocynaceae. Là một trong số rất ít thảo dược có tác dụng trên bệnh hen và được sử dụng từ lâu trong dân gian để trị hen suyễn, bằng cách sắc lá uống, nên được gọi tên là cây Lá hen.

Lá hen chữa bệnh hô hấp

Các bộ phận khác nhau của cây như rễ, vỏ rễ, hoa, lá, nhựa cây,… đều được sử dụng làm thuốc. Toàn cây được sử dụng cho một số bệnh ngoài da như chốc lở, mụn nhọt. Vỏ thân dùng trị co giật, nấm. Bột từ rễ được dùng để trị bệnh phong, kiết lỵ; trong khi nhựa mủ dùng trong bệnh thấp khớp, đau răng; hoa dùng trị bệnh phổi, vàng da…

Điều thú vị là, mỗi bộ phận khi được sử dụng theo cách khác nhau lại có tác dụng khác nhau. Trị hen, viêm phổi, khó thở, là các công dụng được sử dụng ở nhiều nơi nhất của cây Lá hen 

Lá hen trong y học hiện đại

Chính các tác dụng được ghi nhận theo kinh nghiệm của y học cổ đại đã tạo ra nền tảng hiểu biết và định hướng cho y học hiện đại trong việc tìm hiểu tác dụng của cây Lá hen. Bên cạnh các tác dụng khá điển hình của thảo dược như chống viêm, kháng khuẩn, chống loét, Lá hen còn được chứng minh mang bộ ba tác dụng rất quan trọng lý giải tác dụng của Lá hen trên bệnh hen là: Chống viêm – Giãn phế quản – Kháng histamin.

Lá hen trong y học hiện đại.jpg

Trong cơ chế sinh bệnh của hen nói riêng và một số bệnh phổi mãn tính nói chung (như viêm phế quản mãn tính, phổi tắc nghẽn mãn tính COPD…), viêm, co thắt phế quản là các yếu tố trực tiếp gây triệu chứng co thắt phế quản gây khó thở, nặng ngực và làm tổn thương phổi. Riêng hen phế quản, histamin khiến đường thở nhạy cảm hơn với các tác nhân gây dị ứng, dễ sinh ra các đợt hen cấp gây nguy hiểm cho người bệnh. 

Trong phác đồ điều trị viêm phế quản mãn tính, hen, phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, chống viêm và giãn phế quản là 2 nhóm thuốc quan trọng thường được sử dụng phối hợp ở các dạng dùng khác nhau.

Tác dụng chống viêm

Trong các bệnh phổi mãn tính, cho dù tác nhân gây bệnh là khác nhau, nhưng chúng đều gây ra quá trình viêm mạn tính làm tổn thương phổi, dần dần thay đổi cấu trúc đường dẫn khí khiến bệnh ngày càng nặng. 

Viêm mạn tính gây ra ít nhất 2 hậu quả đối với phổi theo thời gian:

  • Thay đổi cấu trúc đường thở: viêm khiến đường thở bị tổn thương, tái cấu trúc và dày dần lên, giảm tính đàn hồi. Đây là nguyên nhân gây giới hạn thông khí phổi và bệnh nhân khó thở ngày càng nặng. Đặc biệt là trong phổi tắc nghẽn mãn tính. 
  • Viêm khiến các tuyến tiết nhầy ở đường hô hấp hoạt động mạnh hơn, chúng giải phóng một lượng chất nhầy lớn vào  đường hô hấp gây cản trở thông khí phổi, tạo ra môi trường ẩm ướt thích hợp cho vi trùng phát triển. Vì vậy, bệnh nhân mắc bệnh phổi mãn tính rất nhạy cảm với các đợt dịch bệnh như cúm mùa hằng năm. Do có một lượng lớn đờm nhầy trong đường hô hấp, họ cũng thường xuyên bị ho kéo theo khạc đờm ngay cả trong những ngày bình thường

Tác dụng chống viêm.jpg

Trong chiến lược quản lý bệnh nhân hen, các thuốc chống viêm có thể chỉ dùng trong đợt cấp. Nhưng với người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, corticosteroid được sử dụng thường xuyên nhằm làm chậm quá trình biến đổi cấu trúc đường thở. 

Dịch chiết Lá hen cho thấy tác dụng chống viêm, giảm thâm nhiễm các tế bào viêm vào phế quản. Với tác dụng này, Lá hen thích hợp để sử dụng với liệu trình dài giúp chống viêm, giảm tổn thương phổi gây ra do viêm mạn tính, làm chậm tiến triển các bệnh mạn tính tại phổi.

>>> Xem thêm: Quercefit - niềm hy vọng mới cho bệnh nhân COPD

Tác dụng giãn phế quản

Một tác dụng quan trọng khác giúp Lá hen cải thiện triệu chứng khó thở trên bệnh nhân mắc bệnh hô hấp có liên quan đến một enzym họ hàng của enzym COX nổi tiếng, chính là enzym LOX (lipoxygenase). Enzyme LOX xúc tác chuyển các arachidonic màng thế bào thành leukotrienes, một nhóm chất gây viêm và co thắt phế quản, tạo ra các cơn khó thở ở bệnh nhân viêm phế quản mãn tính.

Tác dụng giãn phế quản.jpg

2 thành phần α-amyrin và β-amyrin trong Lá hen có tác dụng ức chế hoạt động của enzym LOX, từ đó giảm lượng leukotrienes được tạo ra trong đường hô hấp. Từ cơ chế này, Lá hen mang đến 2 tác dụng quan trọng trên đường hô hấp của một bệnh nhân viêm phế quản mãn tính:

– Giảm co thắt cơ trơn phế quản gây ra bởi leukotrienes => giảm khó thở và cảm giác bóp nghẹt lồng ngực; 

– Giảm viêm mạn tính => hạn chế biến đổi cấu trúc đường hô hấp. 

Tác dụng kháng histamin

Ngoài chống viêm, giãn phế quản, Lá hen còn cho thấy tác dụng kháng histamin. Histamin là một amin sinh học có mặt ở khắp nơi trong cơ thể và đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh học đặc biệt là phản ứng dị ứng. Dưới ảnh hưởng của các yếu tố gây dị ứng, hệ miễn dịch phản ứng lại, tế bào mast và bạch cầu ưa kiềm trong phổi giải phóng histamin ồ ạt gây co thắt phế quản dẫn, ho, khó thở,… cơ chế tương tự cũng xảy ra với các phản ứng dị ứng khác.

Tác dụng kháng histamin.jpg

Vì vậy, kháng histamin phần nào làm giảm đáp ứng của hệ miễn dịch với tác nhân gây dị ứng, giảm viêm, co thắt phế quản.

Ngoài bộ ba tác dụng Chống viêm – Giãn phế quản – Kháng histamin, cao Lá hen cũng mang một đặc tính quan trọng của hầu hết thực vật là chống oxy hoá, góp phần hạn chế tổn thương phổi do mất cân bằng giữa chất oxy hoá và chất chống oxy hoá. Với các tác dụng điển hình kể trên, Lá hen hoàn toàn xứng đáng là loại thảo dược kinh điển “khắc tinh bệnh hen” mà dân gian đã sử dụng từ bao thế kỷ qua. 

An Phế Thái Minh Chứa lá Hen –  Giải pháp cho người mắc bệnh phổi mạn tính

An Phế Thái Minh là sản phẩm của dược phẩm Thái Minh, được thiết kế để dành riêng cho các bệnh nhân mắc viêm phế quản, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD với cơ chế tác động “5 Giảm” duy nhất trên thị trường

Cơ chế của An Phế Thái MInhSức mạnh của An Phế Thái Minh đến từ bộ đôi vàng DeCOPD (Xuyên tâm liên, Kẽm, Hinokitol) và Quercefit (dạng phytosome hóa của Quercetin giúp tăng sinh khả dụng 20 lần so với bình thường). Ngoài ra An Phế Thái Minh còn được bổ sung thêm các thành phần như Lá hen, Thường Xuân, Hải tảo, Hoàng liên, L-carnitine fumarate, Magnesium giúp bảo vệ hệ hô hấp 1 cách toàn diện 

Khi sử dụng An Phế Thái Minh theo đủ liệu trình sẽ đạt được hiệu quả:

  • 3-4 tuần đầu sử dụng An Phế Thái Minh với liều tấn công 6 viên/ngày chia làm 2 lần sẽ giúp loãng đờm, dễ khạc đờm từ đó giúp đường thở thông thoáng, hơi thở thoải mái hơn.
  • Khi triệu chứng đã giảm thì duy trì liều 4 viên/ngày, chia làm 2 lần sẽ giúp sức khỏe ổn định, ngăn ngừa tái phát các đợt cấp. Buổi sáng thức dậy sẽ không còn đờm vướng ở cổ họng, tinh thần khoan khoái, cuộc sống trở nên trọn vẹn hơn, có thể tham gia nhiều hoạt động yêu thích.

BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao An Phế Thái Minh về tận nhà (giao hàng, thu tiền tại nhà)

Cập nhật lúc: 15/12/2023
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
  • An Phế Thái Minh đã bình luận

    09/03/2023 09:19

    Các triệu chứng hậu Covid-19 khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu trong vài tuần tới vài tháng, ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống hàng ngày. Để nhanh ...[Xem thêm]
    • An Phế Thái Minh đã bình luận

      09/03/2023 09:19

      Tập thể dục nhẹ nhàng: đi bộ nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày hoặc tập những bài thể dục vừa sức khác như yoga, đạp xe, hít đất, bơi lội,… ...[Xem thêm]
  • Bài viết liên quan

    Xem thêm »

    Bài Đọc Nhiều Nhất

    Loading...