Hen phế quản: Những điều cần biết để sống chung với bệnh

Khái niệm về hen phế quản

Hen phế quản (HPQ) là một bệnh viêm mạn tính niêm mạc phế quản làm tăng phản ứng của phế quản với các tác nhân kích thích, dẫn đến co thắt cơ trơn phế quản, phù nề và tăng tiết đờm. Sự đáp ứng bất thường của phế quản gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí thở làm xuất hiện các triệu chứng như khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần, thường xuất hiện vào ban đêm và sáng sớm. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh lý này cùng An Phế Thái Minh qua bài viết sau nhé!

Dịch tễ hen phế quản trên thế giới và Việt Nam

Thế giới

Hen phế quản là một vấn đề sức khoẻ trên toàn thế giới, cũng là một gánh nặng kinh tế lên hệ thống chăm sóc sức khoẻ và người bệnh. Bệnh cần được kiểm soát tốt và hạn chế những đợt cấp xảy ra nhằm duy trì tình trạng sức khoẻ và giảm tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên chỉ có một tỷ lệ rất thấp (<10%) bệnh nhân được điều trị theo đúng tiêu chuẩn GINA (Chiến lược toàn cầu về hen) và theo dõi chỉ số hô hấp tại nhà. Theo một số nghiên cứu, tại một số nước kém phát triển, việc cung cấp corticosteriod nhằm phục vụ điều trị hen suyễn cũng bị hạn chế, càng tạo ra sức ép mạnh lên hệ thống chăm sóc của các nước này.

Theo thống kê toàn cầu về bệnh hen phế quản năm 2021, có khoảng 5% dân số trên toàn thế giới mắc bệnh, trong đó có khoảng 10% được xác định nguyên nhân là do môi trường làm việc. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), ước tính trên thế giới hiện có khoảng 300 triệu người mắc bệnh hen suyễn và có thể có thêm 100 triệu người mắc bệnh hen suyễn vào năm 2025. Hen phế quản có xu hướng tăng ở các nước có nền kinh tế thấp hoặc trung bình, do sự phát triển của các khu công nghiệp, các ngành nghiên cứu hoá chất và đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường.

Việt Nam

Tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào có tính đại diện cho quốc gia về tình trạng hen phế quản, nguyên nhân được xác định là do các phạm vi khảo sát nhỏ hoặc phương pháp nghiên cứu còn gặp nhiều hạn chế.

Theo báo cáo “Dịch tễ học và tình hình kiểm soát hen phế quản ở người trưởng thành Việt Nam” năm 2010 tại 7 khu vực trên khắp cả nước, độ lưu hành hen ở người trưởng thành là 4,1%, trong đó, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là ở nhóm tuổi >80 (11,9%) và thấp nhất ở nhóm tuổi 21-30 (1,5%). Tỷ lệ mắc hen ở nam giới là 4,6%, cao hơn so với tỷ lệ 3,62% ở nữ giới.

Những năm gần đây, hen phế quản ở trẻ nhỏ có xu hướng tăm lên, dự đoán cứ 20 năm tỷ lệ này tăng 2-3 lần.

Điều đáng chú ý là sự hiểu biết và thực trạng kiểm soát ở các bệnh nhân về hen viêm phế quản còn rất kém. Điều này gây ra một áp lực to lớn lên hệ thống Y tế do bệnh nhân thường nhập viện trong trường hợp khẩn cấp. Kéo theo đó là chi phí điều trị cao vượt quá mức thu nhập trung bình của bệnh nhân.

Nguyên nhân hen phế quản

  • Yếu tố môi trường: dị nguyên (bụi mịn, phấn hoa, không khí lạnh, lông thú nuôi, nấm mốc…), nhiễm khuẩn- virus đường hô hấp, hít thuốc lá thụ động, ô nhiễm môi trường.
  • Yếu tố di truyền: tiền sử gia đình có người bị hen suyễn. Một nghiên cứu dịch tễ được đăng tải trên tạp chí Lâm sàng Nhi của Hoa Kỳ, nhóm tác giả Valerio báo cáo rằng trẻ em có bố hoặc mẹ mắc bệnh hen suyễn có nguy cơ mắc cao gấp hai lần và những trẻ có cha mẹ và ông bà bị bệnh hen suyễn có nguy cơ mắc cao gấp bốn lần, bất kể giới tính, dân tộc và thứ tự sinh, so với nhóm trẻ không có tiền sử gia đình mắc hen suyễn.
Nguyên nhân hen phế quản 1
Sơ đồ bệnh hen suyễn (tối giản theo Bộ Y tế)

Cơ chế bệnh học của hen phế quản

Cơ chế bệnh học của hen phế quản rất đa dạng và phức tạp. Nhìn chung, các triệu chứng của hen phế quản là kết quả của sự tương tác giữa tình trạng viêm mạn tính, thay đổi cấu trúc và đáp ứng quá mức của đường thở với các dị nguyên gây tắc nghẽn thông khí.

Biểu mô đường hô hấp như một hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi những tác động từ môi trường. Tuy nhiên, trên bệnh nhân có bệnh hen phế quản, hệ thống lá chắn này lại không được toàn vẹn, những tế bào biểu mô bị tổn thương cùng với các tế bào viêm khác như dưỡng bào, đại thực bào, tế bào gai, bạch cầu trung tính và bạch cầu ái toan cùng tiết ra các yếu tố viêm cytokine như là IL-4, IL-13 và IL-5,…

Cytokine đóng vai trò quan trọng trong điều hoà phản ứng viêm nói chung và bệnh hen phế quản nói riêng.  Nồng độ IL-4 thấp có tác dụng bảo vệ và ngăn chặn sự tiến triển của hen phế quản. IL-13 liên quan trực tiếp đến phản ứng co cơ trơn và tăng tiết chất nhầy đường thở. Và IL-5 gây ra phản ứng viêm dị ứng do thu hút bạch cầu ái toan.

Đường dẫn khí của bệnh nhân hen được đặc trưng bởi sự xâm nhập bạch cầu ái toan, khác với COPD là sự xâm nhiễm chủ yêu của các bạch cầu trung tính. Số lượng bạch cầu ái toan đã hoạt hóa trong đường dẫn khí chiếm khoảng 3% tổng số lượng bạch cầu. Chúng góp phần làm tăng đáp ứng viêm thông qua tiết các cytokine, gốc tự do và các protein cơ bản khác.

Cơ chế bệnh học của hen phế quản 1

Sơ đồ cơ chế bệnh hen suyễn

Một số báo cáo khoa học cho rằng số lượng tế bào biểu mô cấu trúc đường thở nhiều hơn so với các loại tế bào viêm khác, do đó, cytokine viêm được tiết ra chủ yếu là từ các tế bào biểu mô bị tổn thương. Khi các tế bào biểu mô bị tổn thương, chúng sẽ được đưa vào chu trình phục hồi (chu trình tổn thương-tái tạo). Tuy nhiên, ở bệnh nhân hen phế quản, loại tế bào này có dấu hiệu tăng sinh và tái tạo rất thấp nên không kịp cân bằng với mức độ tổn thương. Từ đây, tạo thành một vòng tròn biểu hiện viêm mạn tính ở bệnh nhân hen phế quản.

Bên cạnh phản ứng viêm đường hô hấp, các triệu chứng như khò kè, khó thở là kết quả của sự biến đổi cấu trúc và đáp ứng quá mức của đường thở. Tại pha tái tạo của chu kỳ sửa chữa tổn thương, các tế bào biểu mô tăng tiết các yếu tố tăng trưởng như TGF-β, kích thích hoạt hoá nguyên bào sợi. Đây là một nguồn cung cấp các loại collagen làm tăng độ dày thành đường hô hấp. Cùng với đó, sự đáp ứng quá mức của các tế bào cơ trơn đường hô hấp khi tiếp xúc với histamine và methacholine, và cả cytokine gây co thắt phế quản, dẫn đến hẹp đường dẫn khí và làm suy giảm chức năng hô hấp của phổi.

Triệu chứng

Các triệu chứng lâm sàng là khác nhau trên mỗi bệnh nhân và trên mỗi thể hen hoặc khi tiếp xúc với các di nguyên khác nhau.

  • Khó thở: về đêm, theo mùa, sau một số kích thích (cảm cúm, gắng sức, thay đổi thời tiết, khói bụi);
  • Khò khè: thở khò khè khi thở ra là dấu hiệu đặc trưng của hen phế quản ở trẻ em.
  • Ho: vào ban đêm, sáng sớm, hoặc sau một số hoạt động nhất định (chẳng hạn như tập thể dục, làm việc gắng sức). Ho và đờm có thể xuất hiện khi bị nhiễm khuẩn
  • Đau tức ngực.

Các biến chứng

  • Corticosteroid dạng hít (ICS) thường được các bác sĩ kê đơn trong điều trị bệnh hen suyễn. ICS ít gây tác dụng phụ, tuy nhiên, một số bệnh nhân thường gặp tình trạng nhiễm nấm trong miệng.
  • Các triệu chứng của hen phế quản nếu không được kiểm soát và điều trị tốt sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng khó thở, khò khè, ho và thậm chí là tử vong nếu không được cấp cứu kip thời.
  • Khó ngủ và mệt mỏi, nguyên nhân được xác định là do các triệu chứng xuất hiện nhiều vào ban đêm, làm giảm chất lượng giấc ngủ dẫn đến tình trạng uể oải và mệt mỏi vào ngày hôm sau. Đồng thời, người bệnh còn bị ảnh hưởng trong khả năng tập trung và xử lý công việc.
  • Khó khăn trong hoạt động thể chất do bệnh nhân lo lắng về việc bị những cơn cấp hen suyễn tấn công trở lại.

>>> Đọc thêm:  Bị viêm phế quản kiêng ăn gì

Điều trị

* Mục tiêu điều trị

  • Kiểm soát tốt triệu chứng hen và duy trì khả năng hoạt động bình thường.
  • Giảm thiểu nguy cơ trong tương lai gồm tử vong do hen, đợt cấp, giới hạluồng khí dai dẳng n fqqvà tác dụng phụ của thuốc. Ở trẻ nhỏ hơn 5 tuổi cần chú ý đến việc phát triển của phổi càng gần bình thường càng tốt. 

* Thuốc điều trị

Mục đích: Dùng để điều trị ban đầu, kiểm soát triệu chứng và cắt cơn.

  • Kháng thụ thể leukotrien (ví dụ: montelukast): được dùng bằng đường uống và có thể được sử dụng để kiểm soát lâu dài và phòng ngừa các triệu chứng ở bệnh nhân hen nhẹ tới nặng kéo dài.
  • Corticosteroid đường hít (ICS) được chỉ định để ngăn chặn lâu dài, kiểm soát, đảo ngược quá trình viêm và các triệu chứng. Chúng làm giảm đáng kể nhu cầu duy trì liệu pháp corticosteroid uống.
  • Các thuốc chủ vận beta-2 tác dụng ngắn (ví dụ: albuterol) là thuốc được lựa chọn để giảm nhẹ cơn co thắt phế quản cấp tính và ngăn ngừa chứng hen suyễn do tập thể dục. Không nên dùng đơn độc để điều trị duy trì lâu dài bệnh hen mạn tính.
  • Các chất chủ vận beta-2 tác dụng kéo dài (ví dụ, salmeterol) được sử dụng cho bệnh hen vừa và nặng nhưng không nên dùng đơn trị. Chúng tương tác hiệp đồng với corticosteroids dạng hít và giúp làm giảm liều corticosteroid.

Tái khám

  • Sau mỗi cơn hen cấp, trẻ cần được tái khám trong vòng 1 tuần. Tần suất tái khám tùy thuộc mức độ kiểm soát hen ban đầu, đáp ứng với điều trị và khả năng tự xử trí của bố mẹ trẻ. Tốt nhất trẻ cần được tái khám sau 1-3 tháng bắt đầu điều trị, sau đó 3 – 6 tháng/lần.
  • Cần đánh giá mức độ kiểm soát hen, yếu tố nguy cơ, tác dụng phụ của thuốc, tuân thủ điều trị và hỏi bố mẹ trẻ có lo lắng gì không ở mỗi lần tái khám. Theo dõi chiều cao của trẻ ít nhất 1 lần/năm.

Cần chú ý: 

Hầu hết (tới 80%) bệnh nhân hen sử dụng bình hít không hiệu quả, từ đó khiến căn bệnh hen phế quản được kiểm soát kém, tăng nguy cơ bị đợt cấp và tăng khả năng bị tác dụng phụ của thuốc. Ít nhất 50% người lớn không dùng thuốc kiểm soát hen liên tục theo chỉ định của bác sĩ, tỉ lệ này cao hơn nhiều đối với bệnh nhân ít có triệu chứng hen. Không dùng thuốc kiểm soát hen theo chỉ định của bác sĩ sẽ khiến hen không được kiểm soát và đợt cấp hen vẫn xảy ra.

Cập nhật lúc: 25/12/2023
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...