Hải tảo - Vị thuốc quý bảo vệ đường hô hấp trước khói bụi, ô nhiễm

Được biết đến như "vị thuốc" từ biển cả, hải tảo đang thu hút sự chú ý của giới khoa học với tiềm năng bảo vệ đường hô hấp khỏi tác động của khói bụi và ô nhiễm. Cùng An Phế Thái Minh tìm hiểu về ưu điểm và ứng dụng của hải tảo trong việc chăm sóc sức khỏe của hệ thống hô hấp, khám phá cách mà loại thực phẩm tự nhiên này bảo vệ và củng cố sức khỏe cho hệ hô hấp của bạn trong môi trường đầy thách thức ngày nay.

Tác dụng của hải tảo trong y học

Hải tảo còn có tên khác là rau mã vĩ, rong mơ, rong biển, bao gồm nhiều loài thuộc chi Sargassum, họ Sargassaceae thuộc lớp Tảo nâu. Hải tảo có cấu tạo phân nhánh dạng sợi trông như thân mang màu nâu, trên các nhánh có bộ phận mỏng dẹt trông như lá và rải rác có các phao trông như quả. Nhưng thực chất các phao này có vai trò như túi chứa khí giúp tảo đứng thẳng trong nước. 

Hải tảo - Vị thuốc quý bảo vệ đường hô hấp trước khói bụi, ô nhiễm 1

Hải tảo phân bố rất rộng rãi. Tại Việt Nam, Hải tảo được tìm thấy ở một số vùng duyên hải thuộc Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng trị, Quảng Ninh…, chúng sống bám trên các dải đá ngầm. 

Thành phần hoá học của Hải tảo rất giàu các muối vô cơ như muối iod, kali, protein và các chất cao phân tử như alginat. Theo Đông y, Hải tảo có vị đắng, mặn, tính hàn, quy kinh phế, tỳ, thận; có tác dụng tiêu đờm, nhuyễn kết, chữa bứu cổ. 

Hải tảo không chỉ là một nguồn dưỡng chất quý giá mà còn là nguồn khoáng chất và chất xơ tự nhiên có khả năng làm sạch cơ thể. Một trong những tác dụng kinh điển của Hải tảo là sử dụng cho bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp, ngăn ngừa bứu cổ. Ngoài ra, nó cũng được biết đến với tác dụng chống oxy hoá, chống tăng huyết áp, giảm cholesterol.

Hải tảoTuy nhiên, điểm đặc biệt của hải tảo nằm ở khả năng bảo vệ đường hô hấp trước các phân tử độc hại trong không khí. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng thành phần trong hải tảo có thể hỗ trợ việc loại bỏ các hạt bụi, chất cặn và các tác nhân gây kích ứng trong không khí. Khả năng tái tạo tế bào của hải tảo cung cấp một lớp bảo vệ cho màng niêm mạc của đường hô hấp, giúp hỗ trợ quá trình phục hồi và bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương do khói bụi và ô nhiễm gây ra.

>>> Đọc thêm: Lá hen - Khắc tinh của bệnh phổi mãn tính

Tác dụng bảo vệ đường hô hấp trước khói bụi, ô nhiễm

Bụi mịn là các phân tử bụi lơ lửng trong khí quyển có kích thước đa dạng, thường có cỡ µm (1 µm=10-6 m). Chúng được viết tắt là PM (particulate matter) đi kèm số ám chỉ kích thước lớn nhất của loại bụi mịn với đơn vị là µm, ví dụ PM 0.1 hay PM 2.5. Bụi mịn có nguồn gốc đa dạng, từ khí thải của các phương tiện giao thông, khói đốt gỗ, rác, bụi từ các công trường xây dựng đến phấn hoa, chất thải côn trùng…

Bụi mịn đang dần trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với sức khoẻ con người khi mật độ của chúng ngày càng lớn trong không khí. Cơ quan đầu tiên chịu ảnh hưởng của bụi mịn là đường hô hấp, trong đó đối tượng nhạy cảm nhất là các bệnh nhân mang bệnh phổi mạn tính, như hen phế quản, COPD. 

Bụi mịn với sức khoẻ con người.jpgVới kích thước siêu nhỏ, bụi mịn dễ dàng xâm nhập sâu vào đường hô hấp. Tại đây, chúng sẽ kích hoạt miễn dịch, khiến các tế bào miễn dịch tấn công lại gây viêm, tăng thâm nhiễm các tế bào viêm đến phổi. Quá trình này diễn ra lâu dài gây ra tổn thương dai dẳng ở đường hô hấp và có đặc trưng là tăng thâm nhiễm tế bào viêm kết hợp với tăng sản các tế bào biểu mô đường hô hấp, hậu quả là viêm phế quản mạn tính hoặc các đợt cấp của hen, COPD xuất hiện nhiều hơn. 

Trong một nghiên cứu được tiến hành năm 2019 bởi Jee và cộng sự, nhóm tác giả nhận thấy Hải tảo (loài được thực hiện nghiên cứu là Sargassum horneri) có tác dụng bảo vệ hệ hô hấp trước ảnh hưởng của bụi mịn. Cụ thể:

  • Dịch chiết Hải tảo làm giảm thâm nhiễm tế bào viêm, tác động lên các tế bào hình ly ở niêm mạc đường hô hấp khiến chúng giảm tiết chất nhầy (tiết chất nhầy quá mức là biểu hiện đặc trưng của viêm, gây hẹp lòng đường hô hấp đồng thời tạo nhiều đờm nhớt khiến bệnh nhân ho dai dẳng); 
  • Tác động lên các tế bào mast (một loại tế bào miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong các bệnh dị ứng, nó cũng tiết ra các chất hoá học gây co thắt cơ trơn phế quản). Hải tảo làm giảm thâm nhiễm tế bào mast, từ đó hạn chế co thắt phế quản do phản ứng của tế bào mast trước tác nhân gây hại; 
  • Giảm tăng sinh các tế bào nội mô lòng đường hô hấp (việc tăng sinh gây dày và hẹp lòng đường hô hấp, giảm đàn hồi gây cản trở khả năng thở thông thường).

Như vậy Hải tảo vừa có khả năng giảm tiến triển của viêm mạn tính đường hô hấp (bằng cách giảm thâm nhiễm bạch cầu và tế bào mast) vừa giúp giảm triệu chứng (bằng cách ức chế tế bào hình ly tiết nhầy). Với khả năng bảo vệ phổi trước ảnh hưởng của bụi mịn, Hải tảo có tiềm năng để sử dụng trên các bệnh nhân mắc bệnh phổi mạn tính nhằm làm giảm nguy cơ tái phát các đợt cấp trong điều kiện môi trường ô nhiễm một cách báo động như hiện nay.

Cập nhật lúc: 14/12/2023
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...