Chi Tiết Bệnh Lý Về Bệnh Viêm Phế Quản Mãn Tính

Bệnh viêm phế quản mãn tính là bệnh lý nghiêm trọng của hệ hô hấp, làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Nếu bệnh không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Để hiểu hơn về căn bệnh này, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết nhất.

Viêm phế quản mãn tính là gì?

Viêm phế quản mãn tính là bệnh lý nằm trong nhóm bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Đây là tình trạng phế quản bị viêm nhiễm kéo dài, dẫn đến phù nề và gây hẹp đường thở, lâu ngày sẽ làm tắc nghẽn đường thở không phục hồi.

Phần lớn các triệu chứng của bệnh viêm phế quản mãn tính phát triển khá âm thầm nên nhiều người chủ quan khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng nề.

Các triệu chứng bệnh viêm phế quản mãn tính

Khi ống phế quản bị viêm sẽ dẫn đến một vài triệu chứng đặc trưng bao gồm:

trieu-chung-viem-phe-quan-man-tinhCác triệu chứng thường gặp của bệnh viêm phế quản mãn tính

  • Khó thở: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh viêm phế quản mạn tính. Tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn khi bạn gắng sức, chẳng hạn như khi đi bộ hoặc leo cầu thang.
  • Ho dai dẳng: Ho là triệu chứng thứ hai được chúng tôi nhắc đến. Ho thường dai dẳng ít nhất 3 tháng trong 2 năm liên tiếp.
  • Thở khò khè: Thở khò khè với âm thanh rít, phát ra khi bạn hít vào hoặc thở ra.
  • Khạc đờm: Người bệnh khi ho thường kèm theo đờm đặc, có màu trắng, vàng hoặc nâu.

Các triệu chứng trên sẽ phát triển dần dần theo thời gian, tuỳ vào từng mức độ của bệnh. Bệnh có thể bị kích thích bởi nhiều yếu tố khác nhau bao gồm: cơ thể bị nhiễm trùng, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiễm đường hô hấp trên…

Ngoài ra, ở một số trường hợp còn có thể xuất hiện thêm một vài dấu hiệu viêm phế quản mãn tính khác như: tức ngực, chóng mặt, mệt mỏi, nhịp tim nhanh, giảm cân.

Các nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản mạn tính

Tình trạng viêm phế quản mạn tính có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, bệnh thường kéo dài từ 5 – 20 năm rất khó trị dứt điểm, cụ thể là:

  • Do virus: Viêm phế quản mãn tính phần lớn xảy ra là do bị nhiễm các loại virus cảm lạnh, cảm cúm hoặc viêm họng.
  • Sức đề kháng yếu: Khi đề kháng của cơ thể bị kém đi sẽ rất dễ bị virus, vi khuẩn xâm nhập vào, từ đó khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, dễ dàng bị viêm phế quản.
  • Môi trường sống: Nếu môi trường sống thường xuyên bị ô nhiễm, bụi bẩn cũng là yếu tố dẫn đến bệnh viêm phế quản mãn tính.
  • Tiếp xúc trực tiếp với chất hoá học: Một số công việc đặc thù bắt buộc phải tiếp xúc với các chất hoá học như công nhân sản xuất giày da, quần áo, túi xách… là những đối tượng dễ mắc phải viêm phế quản mãn tính.
  • Hút thuốc lá: Những đối tượng hút thuốc lá hoặc sống chung với người hút thuốc cũng sẽ có nguy cơ cao bị viêm phế quản mãn tính.
  • Độ tuổi: Một nguyên nhân nữa được chúng tôi kể đến, đó là yếu tố độ tuổi. Mặc dù bệnh có thể khởi phát ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, bệnh lại có thiên hướng xảy ra ở trẻ em và người cao tuổi nhiều hơn.
  • Nhiễm trùng: Nhiễm trùng được xem là yếu tố gây ảnh hưởng nhiều nhất đến bệnh viêm phế quản mãn tính. Nếu tình trạng nhiễm trùng nặng và tái đi tái lại nhiều lần có thể gây phá huỷ tổ chức nhu mô phổi khiến người bệnh bị suy giảm chức năng hô hấp.
  • Người có bệnh lý về đường hô hấp: Các đối tượng có tiền sử bệnh hô hấp về tai, mũi, họng… sẽ có thể gây kích ứng vùng họng, theo đó nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản mãn tính sẽ cao hơn bình thường.

nguoi-mac-benh-tai-mui-hongCác đối tượng mắc bệnh nền về đường hô hấp rất dễ bị viêm phế quản mãn tính

Các biến chứng nguy hiểm của viêm phế quản mãn tính

Bệnh viêm phế quản mãn tính khi không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Suy hô hấp: Suy hô hấp là tình trạng phổi không thể cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Đây là biến chứng phổ biến nhất của viêm phế quản mạn tính và có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Nhiễm trùng phổi: Viêm phế quản làm tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi, khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn và có thể dẫn đến suy hô hấp.
  • Áp xe phổi: Áp xe phổi là một túi mủ hình thành trong phổi. Nó gây nhiều trở ngại và là một biến chứng nghiêm trọng của nhiễm trùng phổi.
  • Khí phế thủng: Khí phế thủng là tình trạng bong bóng khí hình thành trong phổi khiến người bệnh khó thở. Nó được xem là biến chứng nghiêm trọng của viêm phế quản mãn tính.
  • Ung thư phổi: Bị viêm phế quản mãn tính có thể dẫn đến nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn so với các đối tượng khác.

ung-thu-phoiUng thư phổi - một trong những biến chứng nguy hiểm không thể chủ quan

Cách chẩn đoán bệnh viêm phế quản mãn tính

Ngoài việc khám lâm sàng cho người bệnh, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra bao gồm:

  • Kiểm tra đờm để xác định loại vi khuẩn gây ra các triệu chứng bệnh.
  • Chụp x-quang phổi để kiểm tra mức độ tổn thương.
  • Xét nghiệm chức năng để đánh giá chức năng hoạt động của phổi.

>>> Đọc thêm: Mẹo chữa viêm phế quản mãn tính

Các phương pháp điều trị viêm phế quản mãn tính

Hiện nay, có khá nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính. Tuy nhiên, tùy vào từng tình trạng bệnh và thể trạng của bệnh nhân mà sẽ lựa chọn cách chữa trị phù hợp:

Sử dụng thuốc

Các loại thuốc điều trị viêm phế quản mãn tính thường được sử dụng là thuốc giãn phế quản, thuốc kháng viêm nhằm làm giảm độ hẹp đường dẫn khí, điển hình như:

su-dung-thuoc-tay-ySử dụng thuốc tây y để điều trị bệnh viêm phế quản mạn tính

  • Thuốc long đờm: Các loại thuốc Acetylcystein, Carbocystein, Bromhexin… giúp làm loãng đờm, nhờ đó hỗ trợ đẩy đờm ra ngoài dễ dàng.
  • Thuốc giãn phế quản: Các loại thuốc làm giãn phế quản như Salmeterol, Fenoterol, Terbutalin... giúp giãn cơ trơn khí quản, nhờ đó mở rộng phế quản trong trường hợp bị co thắt.
  • Thuốc chống viêm: Corticoid là một trong những loại thuốc được chỉ định dùng theo đường toàn thân. Lưu ý: thuốc này được chỉ định dùng theo đợt ngắn ngày, bạn cần dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc kháng sinh: Trong phác đồ điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính sẽ không thể thiếu các loại thuốc kháng sinh giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Áp dụng mẹo dân gian

Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây chữa trị, người bệnh có thể áp dụng một vài phương pháp dân gian. Đây là cách trị bệnh viêm phế quản mãn tính vừa an toàn vừa dễ tìm và đặc biệt không gây tác dụng phụ:

  • Nghệ: Nghệ là nguyên liệu chống viêm rất tốt, nó giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Đồng thời giảm ho, long đờm rất hiệu quả. Người bị viêm phế quản mãn tính có thể kết hợp nghệ với mật ong để đem lại kết quả cao.
  • Gừng: Người bệnh có thể cắt gừng tươi thành từng lát mỏng và ngậm trực tiếp sẽ giúp thuyên giảm dần các triệu chứng của viêm phế quản mãn tính.
  • Tỏi: Trong tỏi chứa các chất giúp kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Người bệnh có thể dùng cao tỏi hoà tan với nước ấm và uống mỗi ngày sẽ giúp ích cho quá trình điều trị viêm phế quản mạn tính.
  • Lá trầu không: Các hoạt chất trong lá trầu không có thể làm giảm viêm, giảm sưng và long đờm. Người bệnh có thể đun thành nước uống hoặc xông hơi bằng lá trầu 2 – 3 lần/ tuần.
  • Rau diếp cá: Rau diếp cá là một loại rau quen thuộc, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, trong đó có tác dụng chữa viêm phế quản mãn tính. Diếp cá giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng, giảm viêm và sưng ở phổi. Người bệnh có thể ép thành nước uống trực tiếp hoặc làm nguyên liệu nấu ăn hàng ngày.

rau-diep-caRau diếp cá giúp giảm sưng, giảm viêm cho phổi rất tốt

Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm phế quản mãn tính

Để giảm các nguy cơ cũng như phòng ngừa mắc viêm phế quản mãn tính, người bệnh nên áp dụng các mẹo sau đây:

  • Nói không với thuốc lá, thuốc lào, bởi đây là yếu tố thuận lợi để vi khuẩn, virus phát triển gây nên bệnh viêm phế quản mãn tính.
  • Bổ sung nhiều nước cho cơ thể, giúp cơ thể đào thải các độc tố ra bên ngoài.
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học kết hợp tập luyện thể thao thường xuyên để tăng cường đề kháng cho cơ thể.
  • Tiêm chủng đầy đủ để giúp bảo vệ sức khỏe, phòng tránh lây nhiễm các bệnh về đường hô hấp.
  • Nên đeo khẩu trang khi làm việc hoặc tiếp xúc trực tiếp với khói bụi, khí độc…

Có thể nói, bệnh viêm phế quản mãn tính là do tình trạng viêm phế quản cấp tính kéo dài mà không được điều trị dứt điểm. Lúc này, bệnh đã tiến triển nặng và trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, khi thấy xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ bị viêm phế quản mãn tính, bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời và có phương pháp điều trị hiệu quả nhất nhé. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh lý này, liên hệ ngay với An Phế Thái Minh qua hotline 18001704 để được tư vấn chi tiết nhé! 

Cập nhật lúc: 21/12/2023
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...